tuệ sỹ

Tuệ Sỹ vượt lên trên những tăng chúng thường gặp. Con người ấy là con người thật, và còn vượt hơn cả cái thật của con người.”

Viên Linh

Thơ Tuệ Sỹ, ngôn ngữ đời thường để biểu hiện tấm lòng bồ tát.”

Nguyễn Mạnh Trinh

thay-tue-sy-trong-van-menh-pgvn

Tôi như chợt nhìn ra cuộc vận động lặng lẽ và là rường cột mà Thầy Tuệ Sỹ chủ xướng. Chủ ý của Thầy là dành sức cho vận mệnh Phật giáo Việt Nam độc lập và tinh khiết – một ngày mai phải đến.

Nguyễn Tuấn Khanh

Tôi rất đau buồn khi nhận được tin Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ, Chánh Thư ký kiêm xử lý Thường vụ Viện Tăng thống, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, người mà tôi đã có hân hạnh được gặp gỡ vào tháng 7 vừa qua, nay đã viên tịch. Sự cống hiến của Hòa thượng cho cộng đồng Phật giáo Việt Nam cũng như học vấn uyên thâm của Ngài đã được đông đảo công chúng công nhận.

Đại sứ Pháp Jean-Christophe Peaucelle

Thị giả của Thầy Tuệ Sỹ nhắn tin tôi: Thầy Tuệ Sỹ đang ở Sài Gòn. Mời Bác đến Hương Tích chơi. Tôi đến. Tuệ Sỹ gầy ốm, xanh xao lắm. Nhưng vui vẻ, hoạt bát, thông tuệ như bao giờ! … Thầy đưa tôi coi mấy phiếu xét nghiệm và cười, nói: “Chỉ còn một nửa.” Đúng. Chỉ còn một nửa. Hématocrite chỉ còn 17%, Hémoglobine còn 7g/dL…

Đỗ Hồng Ngọc

Toàn thể Chư tôn Trưởng lão Hội đồng Giáo phẩm Trung ương Viện Tăng thống, Chư tôn tịnh đức Tăng-già, Môn đồ pháp quyến cùng thiện tín mười phương, đồng vân tập nơi Giác linh đường tại Tổ đình Phật Ân, Tỉnh Đồng Nai chí thành tưởng niệm bậc Đạo sư của Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, nhân TUẦN CHUNG THẤT được cử hành vào lúc 8h30 ngày 11 tháng 01 năm 2024 (nhằm ngày 01 tháng chạp năm Quý Mão).

Viện Tăng Thống

Thứ Tư 29/11/2023

  • 7 :00 – Lễ phát hành
  • 8:00 – Cung thỉnh kim quan thăng thượng giá
  • 9:30 – Cung thỉnh kim quan trà tỳ
  • 10:30 – Lễ cung thỉnh Giác linh an vị; Tạ Phật – Sự hoàn

(Xem chi tiết chương trình tang lễ các ngày 25 đến 28/11/2023.)

Ban Điều Hành Tang Lễ
Thơ Tuệ Sỹ cô đọng, hàm súc, uyên áo… Ngôn ngữ lấp lánh ánh sáng tâm cảm và ngoại giới, trầm tư và huyễn mộng.”

Đặng Tiến

Hành trạng của hai bậc đại tăng có nhiều điểm giống nhau. Một người lưu vong trên đất khách 64 năm chưa trở về và một người lưu vong trên chính quê hương mình với một án tử hình, 17 năm tù đày và ba lần bị quản thúc. Dù bản thân hai Ngài chịu đựng biết bao khó khăn thử thách nhưng thay vì gieo rắc hận thù hai Ngài đã dành hết cả đời để hoằng dương Chánh Pháp của đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni. Mỗi Ngài là tác giả của hàng trăm tác phẩm Kinh Luật Luận uyên thâm bên cạnh tình yêu sâu đậm dành cho dân tộc. Tình thương là ngọn nến không bao giờ tàn.

Thị Nghĩa Trần Trung Ðạo

Rừng núi thâm u, tiếng lần chuỗi của thiền sư trong nỗi đời trầm lặng cô liêu mà cũng trở thành những tiếng vang dậy, thì cánh chim đang ngơ ngác cũng giật mình sửng sốt bay đi, con rắn đang cuộn tròn trong hóc đá cũng hoảng sợ chuồn mất. Tiếng đó là tiếng gì mà nghe nó kỳ dị như thế, nếu không là âm hưởng trầm trọng của thảm họa hoành sinh tràn đầy trong cuộc Lữ, cuộc Lữ của tồn sinh mộng ảo?

Tuệ Sỹ

Bản kinh Thắng Man này được dịch và giải vào một thời điểm mà dấu ấn của nó sẽ mãi mãi không phai mờ trong tâm trí của những chứng nhân lịch sử. Mỗi cá nhân nhìn theo góc độ nhãn quan của mình. Bằng hữu thiện tri  thức có thể tìm thấy đâu đó, giữa hai hàng chữ dịch và giải, dấu ấn mơ hồ của thời gian. Một cọng cỏ non yếu, cố vươn mình đón bắt ánh sáng cho lẽ sống, dưới sức nặng tàn bạo của khối đá vô tri lầm lì.

Tuệ Sỹ

Điểm nổi bật là hầu như tuyệt đại đa số những người học Duy thức từ Thế Thân đều có xu hướng Duy tâm luận theo nghĩa: “ngoài thức, không có gì hết.” Điều kỳ dị hơn nữa là, nói theo cách nói của Lê Mạnh Thát, “thất bại kỳ dị nhất (the strangest failure) của nhiều nhà nghiên cứu hiện đại quy kết nơi Thế Thân một thứ duy tâm luận tuyệt đối, theo đó ngoài thức không có gì tồn tại.

Tuệ Sỹ

Tôi không nói đến hận thù. Nhưng một nỗi oan khiên nào đó, khiến cho lời nói của mình như trong cơn mê sảng. Bạn cũ ở quanh đây thôi, vẫn gần như những ngày nào, một thời buồn vui. Có lẽ bạn cũ ngại ngùng, ngại nghe những điều được giả thiết là tôi sẽ nói. Thật sự, tôi chẳng được phép nói gì cả. Vẫn được chỉ định phải đứng bên lề xã hội đang hội nhập văn minh.

Tuệ Sỹ

Tự tình

Còn nghe được tiếng ve sầu
Còn yêu đốm lửa đêm sâu bập bùng
Quê người trên đỉnh Trường sơn
Cho ta gởi một nỗi hờn thiên thu.

Nha Trang 4 – 1975
xem tiếp đề mục: Phật học