tuệ sỹ

Tuệ Sỹ ngồi đó, chiếc bóng sậy gầy. Sững như một ngọn gió. Ðôi mắt tròn to, long lanh. Mãi long lanh với miệng cười. Như Niêm Hoa Vi Tiếu.”

Hoàng Quốc Bảo

Thơ Tuệ Sỹ, trong ngôn ngữ bình dị có những suy tư thâm trầm.”

Nguyễn Mạnh Trinh

co-thu-trong-rung-thien

Tin Tuệ Sỹ mất, tôi không buồn. Như thuở làm sinh viên Sài Gòn 1977-78, người tôi muốn tìm gặp không là Chế Lan Viên, không phải Bùi Giáng hay Trịnh Công Sơn, mà Tuệ Sỹ – duy nhất. Không gặp được ông, tôi không buồn. Nghe tin ông bị kết ản tử hình, tôi cũng không buồn.

Tại sao? Bởi tôi biết ông không thể chết, nói khác đi: Tinh thần Quý tộc Đông phương nơi ông không thể bị giết chết.

Inra Sara

Tại Việt Nam ngày nay những người có thể nói thì ngòi bút đã bị cong; những người muốn nói thì ngòi bút đã bị bẻ gẫy. Nhưng tôi biết rõ một điều, và điều đó đã được ghi chép trong lịch sử: Trí thức chân chính của Việt Nam không bao giờ khiếp nhược.

Tuệ Sỹ

Sinh ra để làm thơ, đó là Định mệnh? Hay Lịch sử? Hay cái gì nữa? Có bao nhiêu câu hỏi tương tợ như vậy, nghĩa và vô nghĩa, để chấp cánh cho ta đi tìm một bóng dáng huyền thoại của một nhà thơ, và chỉ một mà thôi? Không; không có câu hỏi nào cả. Neti, neti, Tat tvam asi. Không có gì cả.

Tuệ Sỹ

Các con hãy tự hào, với niềm tự hào trong trắng và vô tư của tuổi trẻ, từ thời điểm cột mốc này, đã một lần và mãi mãi đứng thẳng trên đôi chân của chính mình, bằng đôi mắt trí tuệ và hùng lực mà nhìn thẳng không khiếp sợ vào quyền lực xấu ác của thế gian, tự xác định hướng đi cho bản thân để làm những việc cần làm cho chính mình và cho mọi người.

Tuệ Sỹ

Tôi rất đau buồn khi nhận được tin Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ, Chánh Thư ký kiêm xử lý Thường vụ Viện Tăng thống, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, người mà tôi đã có hân hạnh được gặp gỡ vào tháng 7 vừa qua, nay đã viên tịch. Sự cống hiến của Hòa thượng cho cộng đồng Phật giáo Việt Nam cũng như học vấn uyên thâm của Ngài đã được đông đảo công chúng công nhận.

Đại sứ Pháp Jean-Christophe Peaucelle
Ở Tuệ Sỹ đời sống hằng ngày, ý thức và vô thức dường như đã thăng hoa, thành một siêu thức. Ngôn ngữ do đó cũng siêu thoát, khó bề lý giải chân phương và đơn phương.”

Đặng Tiến

Những cuộc vận động sẽ được nói đến dưới đây gồm cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Về nghĩa đen, chúng là những cuộc vận động quần chúng thực sự, ngay trên lĩnh vực chính trị… Về nghĩa bóng, chúng là những giai đoạn phát triển bản sắc của Phật giáo Việt nam… Bởi vì, riêng trên phương diện hành trì và tu chứng của các thiền sư, ta thấy dần dần họ đã tạo ra một đường lối đặc sắc, khác hẳn với Trung hoa.

Tuệ Sỹ

vào lúc 16h00 ngày 24 tháng 11 năm 2023 (nhằm ngày 12 tháng 10 năm Quý mão). Trụ thế: 79 năm, 46 giới lạp. Tang lễ Đức Trưởng lão Hòa thượng được cung kính cử hành tại Chùa Phật Ân, khu 14, xã Long Đức, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

Viện Tăng Thống

Người học đi, khi đã có thể đứng, có thể bước, bấy giờ điều cần học là biết cách tránh. Tránh những chướng ngại, tránh những chỗ lồi lõm, những chỗ gai góc, tránh không để trượt, té. Hạnh bồ-đề cũng vậy, biết phòng hộ, biết vượt qua chướng ngại. Biết phòng hộ, có năng lực phòng hộ, để vượt qua những chướng ngại, đó là sự  học tập bằng Bồ-tát giới.

Tuệ Sỹ

Tạp A-hàm (Skt. Samyukta-āgama), truyền thống của phần lớn các học phái sơ kỳ Phật giáo, ngoại trừ Hữu bộ, liệt kê là bộ thứ ba trong bốn A-hàm, tương đương với Samyutta thuộc bộ thứ tư trong năm bộ Nikāya (Pāli), được biên tập trong đại hội kết tập lần thứ nhất.

Tuệ Sỹ

Thơ Tuệ Sỹ cô đọng, hàm súc, uyên áo. Người đọc không quen cho là khó hiểu, vì tác giả không đề cập đến một đề tài nào chính xác, không miêu tả, không tự sự. Ngôn ngữ lấp lánh ánh sáng tâm cảm và ngoại giới, trầm tư và huyễn mộng.

Đặng Tiến

Cỏ dại ven bờ

Không vì đời quẫn bức
Nhưng vì yêu rừng sâu
Bước đường vần tủi nhục
Biết mình đi về đâu

Ta muốn đi làm thuê
Đời không thuê sức yếu
Ta mộng phương trời xa
Trời buồn mây nặng trĩu

Ven bờ thân cỏ dại
Sức sống thẹn vai gầy
Tóc trắng mờ biên ải
Nỗi hờn mây không bay

Mây không trôi về bắc
Người mơ về Trường sơn
Nắng chiều rưng tủi nhục
Người trông trời viễn phương.

Rừng Vạn Giã 76
xem tiếp đề mục: Phật học