Tuệ Sỹ

Triết học

Cảm ơn hồn thiêng sông núi nước Nam, đã có Thầy cho quê hương dân tộc trong thời đại nhiễu nhương, chính giáo bất phân, tà chánh khó lường.”

Thích Thái Hòa

Tuệ Sỹ đã sẵn sàng đi vào tù để chuyển y tâm thức khả dĩ phá tung tất cả tù ngục nhân sinh.”

Nguyên Tánh - Phạm Công Thiện

Photo: Hans Vivek/Unsplash

art_feature_image-10

Từ trong lòng Tánh Không luận đi ra, người ta thử thay đổi các bình diện biểu lộ của nó, rồi qua những gì sẽ đạt được, trong lãnh vực suy lý cũng như trong lãnh vực sinh hoạt thực tế, luôn luôn có những tiếng nói nghe ra như những cơn gió rì rào giữa cái sa mạc của hư vô: ý nghĩa của một cứu cánh nào đó – cũng suy lý hay đời sống – như một ngôi sao trên bầu trời của sa mạc.

Tuệ Sỹ

Điểm nổi bật là hầu như tuyệt đại đa số những người học Duy thức từ Thế Thân đều có xu hướng Duy tâm luận theo nghĩa: “ngoài thức, không có gì hết.” Điều kỳ dị hơn nữa là, nói theo cách nói của Lê Mạnh Thát, “thất bại kỳ dị nhất (the strangest failure) của nhiều nhà nghiên cứu hiện đại quy kết nơi Thế Thân một thứ duy tâm luận tuyệt đối, theo đó ngoài thức không có gì tồn tại.

Tuệ Sỹ

Những nan giải được nêu lên cho tánh Không luận là người ta có được quyền coi nó như một hư vô luận hay không? Chắc chắn, tánh Không và hư vô có thể được hiểu như là đồng nghĩa. Như vậy, đến mức độ nào thì thứ hư vô luận này được coi như là phương tiện để đạt đến một chân lý tuyệt đối nào đó; và trong một mức độ nào thì tánh Không là cứu cánh của phương tiện diễn đạt ấy?

Tuệ Sỹ

Chúng ta hãy khởi đầu đọc kinh Kim-cang như một tác phẩm văn học. Giá trị văn học là sự biểu hiện thẩm mỹ của nội dung tư tưởng. Kinh Kim- cang được soạn tập bằng tiếng Phạn tiêu chuẩn, nhưng rất tiếc chúng ta không thông thạo thứ cổ ngữ này, nên cũng chắc chắn là không thể hiểu hết những tư tưởng ẩn áo của kinh hàm chứa trong các từ ngữ và các câu văn.

Tuệ Sỹ

Thành duy thức là tên gọi chung cho hai tác phẩm của Thế Thân (Vasubandhu): Nhị thập luậnTam thập luận, trong đó tác giả chứng minh tất cả tồn tại duy chỉ là thức.

Tuệ Sỹ
Tôi xin gọi hai vị này [Tuệ Sỹ và Lê Mạnh Thát] là thiền sư với tất cả đắn đo thận trọng, với tất cả ý nghĩa cao đẹp và như thực của một danh xưng xung thiên chí.”

Nguyên Tánh - Phạm Công Thiện

một số tác phẩm

Triết học

của Hoà thượng Tuệ Sỹ

Liệt kê theo: Ngày Đăng Tên Tác Phẩm