Tuệ Sỹ

Cảm nghĩ

Tuệ Sỹ vượt lên trên những tăng chúng thường gặp. Con người ấy là con người thật, và còn vượt hơn cả cái thật của con người.”

Viên Linh

Thầy không làm tủi nhục kẻ sĩ của bao thời đại và không làm nhụt chí của những thế hệ kẻ sĩ tương lai.”

Thích Thái Hòa

Photo: Oriento/Unsplash

Passport_On_Thich_Tue_Sy_s

Là một trong những người sống “ngoài vòng pháp luật”, Ôn Tuệ Sỹ chưa bao giờ có hộ khẩu, chứng minh thư hoặc căn cước công dân, có nghĩa không có bất cứ loại giấy tờ tùy thân của chính quyền nào để chứng minh vị Đại Sư thế danh Phạm Văn Thương tồn tại trong xã hội. Ngay cả “giấy ra trại” năm nào cũng thất lạc, sau những lần phường quận đến chùa kiểm tra nhân khẩu được phép tạm trú tại Quảng Hương Già Lam.

Quảng Diệu Trần Bảo Toàn

Thị giả của Thầy Tuệ Sỹ nhắn tin tôi: Thầy Tuệ Sỹ đang ở Sài Gòn. Mời Bác đến Hương Tích chơi. Tôi đến. Tuệ Sỹ gầy ốm, xanh xao lắm. Nhưng vui vẻ, hoạt bát, thông tuệ như bao giờ! … Thầy đưa tôi coi mấy phiếu xét nghiệm và cười, nói: “Chỉ còn một nửa.” Đúng. Chỉ còn một nửa. Hématocrite chỉ còn 17%, Hémoglobine còn 7g/dL…

Đỗ Hồng Ngọc

Với tôi, thầy Tuệ Sỹ trước hết và quan trọng nhất, là một hình mẫu lý tưởng về người trí thức hiện đại. Nếu chỉ biết đến Thầy như một nhà tu hành thì có lẽ sẽ là điều khiếm khuyết. Bằng tài năng, trí tuệ, nhân cách và thái độ dấn thân “ngã nguyện vô cùng”, thầy đã thị hiện một chân dung toàn vẹn của người tu sĩ Phật giáo chân chính bên cạnh hình ảnh trí thức và thái độ của một công dân nặng trĩu trách nhiệm với xã hội, đất nước và dân tộc.

Thái Hạo

Từ khi là giảng sư Phật học tại Đại học Vạn Hạnh khi chỉ hơn 20 tuổi, Thầy Tuệ Sỹ đã là một cây cổ thụ. Suốt hơn nửa thế kỷ, cây cổ thụ Tuệ Sỹ không ngừng tỏa bóng mát cho thế gian. Giờ đây cây cổ thụ đã trút hết lá. Thầy phẩy tay áo cà sa, thanh thản, mỉm cười. Nếu những năm tháng sống ở đời không khác gì việc níu vào vách núi để làm những gì phải làm cho chúng sinh, bây giờ Thầy nhẹ nhàng buông tay. Thầy, đứng dậy, đi về với Phật.

Mạnh Kim

Đạo Sư nằm yên trong lò thiêu để cho lửa cháy, cháy hết hình hài của một người sinh nhầm thế kỷ, của một người lạc bước độc hành trong ba ngàn thế giới. Và rồi nửa đây xá lợi này, những viên xá lợi được kết tinh bởi giới đức tu trì, xương này là của cha, cốt này là của mẹ, tro này là của hửu tình chúng sinh sẽ đem thả vào lòng thái bình dương, nước biển bốc hơi, hòa tan vào không khí, mang Đạo Sư đi khắp chín phương trời, mười phương Phật, hay có mặt trong sáu nẻo luân hồi, mà thiện thuyết độ sinh. Tuệ Sỹ Đạo Sư – Người là như vậy.

Thích Nguyên Siêu
Một tâm hồn thư thái nhẹ như mây và thong dong như gió, nhưng đầy ắp lòng thương yêu trần gian khổ lụy, đầy huyết lệ tuôn trào, mỗi khi bưng bát cơm tù.”

Thích Nguyên Siêu

những bài

Cảm nghĩ

về Hoà thượng Tuệ Sỹ

Liệt kê theo: Ngày Đăng Tên Tác Phẩm
Quảng Diệu Trần Bảo Toàn
Thích Nữ Diệu Như
Thị Nghĩa Trần Trung Ðạo
Quảng Diệu Trần Bảo Toàn
Nguyễn Thanh Bình
Quảng Diệu Trần Bảo Toàn
Thị Nghĩa Trần Trung Ðạo
Tuệ Hạnh
Nguyên Tánh - Phạm Công Thiện
Đặng Tiến
Hoài Khanh
Tâm Thường Định Bạch Xuân Phẻ
Hoàng Quốc Bảo
Nguyên Tánh - Phạm Công Thiện
Nguyên Tánh - Phạm Công Thiện
Tâm Thường Định Bạch Xuân Phẻ
Nguyễn Mộng Giác
Nguyên Đạo Văn Công Tuấn
Đặng Tiến
Tuệ Hạnh
Nguyên Tánh - Phạm Công Thiện
Quảng Diệu Trần Bảo Toàn
Thị Nghĩa Trần Trung Ðạo
Hoàng Quốc Bảo
Nguyễn Mộng Giác
Quảng Diệu Trần Bảo Toàn
Nguyên Tánh - Phạm Công Thiện
Quảng Diệu Trần Bảo Toàn
Thích Nữ Diệu Như
Tâm Thường Định Bạch Xuân Phẻ
Nguyên Tánh - Phạm Công Thiện
Nguyên Đạo Văn Công Tuấn
Nguyễn Thanh Bình
Tâm Thường Định Bạch Xuân Phẻ
Thị Nghĩa Trần Trung Ðạo
Hoài Khanh