tuệ sỹ

Ở Tuệ Sỹ đời sống hằng ngày, ý thức và vô thức dường như đã thăng hoa, thành một siêu thức. Ngôn ngữ do đó cũng siêu thoát, khó bề lý giải chân phương và đơn phương.”

Đặng Tiến

Tuệ Sỹ vượt lên trên những tăng chúng thường gặp. Con người ấy là con người thật, và còn vượt hơn cả cái thật của con người.”

Viên Linh

Passport_On_Thich_Tue_Sy_s

Là một trong những người sống “ngoài vòng pháp luật”, Ôn Tuệ Sỹ chưa bao giờ có hộ khẩu, chứng minh thư hoặc căn cước công dân, có nghĩa không có bất cứ loại giấy tờ tùy thân của chính quyền nào để chứng minh vị Đại Sư thế danh Phạm Văn Thương tồn tại trong xã hội. Ngay cả “giấy ra trại” năm nào cũng thất lạc, sau những lần phường quận đến chùa kiểm tra nhân khẩu được phép tạm trú tại Quảng Hương Già Lam.

Quảng Diệu Trần Bảo Toàn

Ba mươi năm, vật đổi sao dời. Đất nước hòa bình nhưng con người ly tán. Tan ở chỗ này, để tụ lại ở nơi khác. Mỗi người ra đi theo mỗi hướng khác nhau, mà trong sâu thẳm của tâm tư vẫn còn ủ kín sơ tâm học đạo dù chí nguyện chưa tròn. Riêng phần tôi, trong ngần ấy năm, trầm luân qua gần đủ sáu nẻo luân hồi trong một kiếp nhân sinh. Khi được đưa về cảnh cũ, huynh đệ cũ không còn ai cả. Phố phường thị tứ náo nhiệt hẳn lên. Chùa chiền cũng náo nhiệt theo, trào lưu và thời thượng. Hai thứ tóc, bỗng thấy mình bối rối.

Tuệ Sỹ

“Trong vòng một tháng nữa Thầy sẽ ra đi, Thầy đã chuẩn bị sẵn hết rồi. Các con dù sống trong bất kỳ hoàn cảnh nào, cũng phải nhớ đi bằng đôi chân và nhìn bằng đôi mắt của chính mình. Khi Thầy đi rồi, có buồn thì buồn ít thôi. Sách của Thầy để lại nhiều lắm, hãy siêng đọc sách, học hỏi và nghiên cứu mà tu tập. Mỗi lần đọc sách, nghiên cứu…, in như Thầy đang hiện hữu vậy đó. Đọc sách và tu tập cho mình, tức là giúp cho mọi người”.

Thích Nữ Diệu Như

Rừng núi thâm u, tiếng lần chuỗi của thiền sư trong nỗi đời trầm lặng cô liêu mà cũng trở thành những tiếng vang dậy, thì cánh chim đang ngơ ngác cũng giật mình sửng sốt bay đi, con rắn đang cuộn tròn trong hóc đá cũng hoảng sợ chuồn mất. Tiếng đó là tiếng gì mà nghe nó kỳ dị như thế, nếu không là âm hưởng trầm trọng của thảm họa hoành sinh tràn đầy trong cuộc Lữ, cuộc Lữ của tồn sinh mộng ảo?

Tuệ Sỹ

Dễ chừng suýt soát 40 năm tôi chưa được trở lại Trúc Lâm, tuy cũng có lần trở lại để mong tìm lại vết tích xa xưa, nhưng sự vật biến thiên, mà lòng người chắc cũng đổi khác. Cái gì cao thì tất phải xa, càng cao lại càng xa ngoài tầm mắt. Cây đa bến cũ, con đò năm xưa; cảm hứng văn chương ấy có khi là hiện thực trong thi ca nhưng quá xa vời, không có thực trong đời thường.

Tuệ Sỹ
Tụê Sỹ. Thiền sư khổ hạnh. Hay một nghệ sĩ phiêu bồng. Hay là chiến sĩ tranh đấu cho dân tộc cho đất nước với sự sắt son kim cương vô hoại.”

Nguyễn Mạnh Trinh

Với tôi, thầy Tuệ Sỹ trước hết và quan trọng nhất, là một hình mẫu lý tưởng về người trí thức hiện đại. Nếu chỉ biết đến Thầy như một nhà tu hành thì có lẽ sẽ là điều khiếm khuyết. Bằng tài năng, trí tuệ, nhân cách và thái độ dấn thân “ngã nguyện vô cùng”, thầy đã thị hiện một chân dung toàn vẹn của người tu sĩ Phật giáo chân chính bên cạnh hình ảnh trí thức và thái độ của một công dân nặng trĩu trách nhiệm với xã hội, đất nước và dân tộc.

Thái Hạo

Tuổi trẻ của đạo Phật Việt nam tuy có thể được tin tưởng là còn cố bám chặt lấy gốc rễ truyền thống để vươn lên, nhưng do sự thiếu trách nhiệm hoặc thiếu nhận thức về hướng đi của thời đại của những người đang đứng trên cương vị giáo dục vô tình chẳng khác nào bác sỹ không còn biết liệu pháp nào hay hơn là cho uống thuốc ngủ để người bịnh quên đi những nhức nhối của thời đại mà tuổi trẻ cần phải biết để chọn hướng đi tương lai cho đời mình.

Tuệ Sỹ

Thầy sống vô chấp mà không phá kiến, phóng khoáng mà không rời phép tắc, giảng dạy các hệ thống tư tưởng triết học Đông Tây mà không bị các tư tưởng hệ ấy hút mất tinh chất, biến đổi đức hạnh, không hề thoái thất một mảy may niềm tin đối với Tam bảo và Thầy Tổ. Thầy viết văn, nhưng không bị cuốn hút bởi văn hào. Thầy rạch ròi thông thạo các ngôn ngữ, cổ ngữ, nhưng vẫn trung trinh với ngôn ngữ mẹ sinh.

Thích Thái Hòa

Người ta nói, tuổi trẻ các bạn đang đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời; vậy hãy chuẩn bị hành trang mà vào đời. Tôi muốn nói cách khác. Bằng tuổi trẻ của mình đã đi qua, tôi muốn nói rằng, tuổi trẻ các bạn đang được đặt trước hai câu hỏi cần phải trả lời dứt khoát, hay trước hai ngả đường cần phải lựa chọn không lưỡng lự: tình yêu và sự nghiệp.

Tuệ Sỹ

Hạ sơn

Ngày mai sư xuống núi
Áo mỏng sờn đôi vai
Chuỗi hạt mòn năm tháng
Hương trầm lỡ cuộc say

Bình minh sư xuống núi
Tóc trắng hờn sinh nhai
Phương đông mặt trời đỏ
Mùa hạ không mây bay

Ngày mai sư xuống núi
Phố thị bước đường cùng
Sư ho trong bóng tối
Điện Phật trầm mông lung

Bình minh sư xuống núi
Khóe mắt còn rưng rưng
Vì sư yêu bóng tối
Ác mộng giữa đường rừng

(Tháng 9/1983)
xem tiếp đề mục: Phật học