Cố Hoà thượng Thích Tuệ Sỹ, thế danh Phạm Văn Thương, sinh ngày 5/4/1945 (tuy nhiên trong giấy khai sanh ghi ngày 15/2/1945) tại tỉnh Paksé, Lào. Gia đình Hoà thượng có nguyên quán tại Quảng Bình, Việt Nam.
(Xem bản chi tiết từ Môn Đồ Pháp Quyến.)
Cố Hoà thượng Thích Tuệ Sỹ, thế danh Phạm Văn Thương, sinh ngày 5/4/1945 (tuy nhiên trong giấy khai sanh ghi ngày 15/2/1945) tại tỉnh Paksé, Lào. Gia đình Hoà thượng có nguyên quán tại Quảng Bình, Việt Nam.
Vì mến một cảnh chùa, năm 7 tuổi, thầy được cha mẹ cho phép vào chùa làm chú điệu. Khi lên 9 tuổi, 1954, thầy được thế phát xuất gia.
Năm 1960, sau lời khuyên từ Thầy trụ trì nên về Việt Nam để rộng đường tu học, Thầy Tuệ Sỹ, 15 tuổi, đã rời xa gia đình, một mình trở về quê nhà. Rong ruổi lang thang khắp các tỉnh thành miền Nam. Thầy sống tự lập và tá túc tại các tự viện lớn nhỏ trải dài từ Huế đến Nha Trang, Sài Gòn, Tiền Giang và nhiều tỉnh thành khác.
Năm 1964, Thầy Tuệ Sỹ tốt nghiệp Viện Cao đẳng Phật học, và đến năm 1965, Thầy tốt nghiệp Viện Đại học Vạn Hạnh, phân khoa Phật học.
Ở tuổi 25, với nhiều công trình nghiên cứu và khảo luận triết học, Đại đức Tuệ Sỹ được đặc cách bổ nhiệm làm Giáo sư thực thụ Viện Đại học Vạn Hạnh từ năm 1970. Cùng lúc, Thầy giữ vai trò Chủ bút tạp chí Tư Tưởng của Viện Đại học Vạn Hạnh.
Từ năm 1973, Đại đức Tuệ Sỹ rời Sài Gòn về Nha Trang. Trong thời gian này, Thầy góp phần thành lập Viện Cao đẳng Phật học Hải Đức.
Một số thi phẩm Thầy sáng tác trong giai đoạn này: Những năm anh đi, Luống cải chân đồi, và Tự tình.
Sau ngày 30/4/1975, Phật học viện Trung phần bị buộc đóng cửa. Thầy đã lui về ẩn cư tại một miếng rẫy chùa ở ven rừng Vạn Giã, cách Nha Trang 60 cây số.
Năm 1977, Thầy trở vô Sài Gòn, lánh nạn tại chùa Tập Thành, quận Bình Thạnh.
Đầu năm 1978, Đại đức Tuệ Sỹ bị nhà cầm quyền Việt Nam bắt giam với tội danh “cư trú bất hợp pháp”. Thầy bị nhà cầm quyền bỏ bỏ tù hơn 3 năm.
Thầy thọ Cụ túc giới tại Tu viện Quảng Hương Già Lam vào năm 1982.
Ngày 1/4/1984, nhà cầm quyền Việt Nam bố ráp nhiều cơ sở Phật giáo, bắt Đại đức Tuệ Sỹ, Đại đức Trí Siêu (Giáo sư Lê Mạnh Thát) cùng nhiều vị tăng ni khác. Với những cáo buộc các tăng ni hoạt động “lật đổ chính quyền”.
Sau 4 năm giam giữ, ngày 28/9/1988, Tòa án Nhân dân Thành phố HCM mở phiên toà xét xử các vị tăng ni với tội danh cáo buộc “tổ chức Lực Lượng Việt Nam Tự Do lật đổ chính quyền.” Ngày 1/10/1988 Toà án Cộng sản tuyên án tử hình hai Đại đức Tuệ Sỹ và Trí Siêu và những án tù nhiều năm với các vị tăng ni khác.
Cương quyết không xin ân xá, Đại đức Tuệ Sỹ tuyên bố “Lập trường của chúng tôi là lập trường của Phật giáo và Đại khối Dân tộc.” Đại đức Trí Siêu đã khẳng định trước tòa “Chúng tôi tranh đấu cho Tự do, Nhân quyền, cho cơm no áo ấm của đồng bào. Chúng tôi không cần xin một sự khoan hồng nào cả.”
Sau nhiều cuộc vận động và áp lực từ các tổ chức Phật giáo, cộng đồng tại hải ngoại và các tổ chức nhân quyền quốc tế như Amnesty International, vào tháng 11 năm 1988, nhà nước Việt Nam đã giảm bản án tử hình của hai Đại đức Tuệ Sỹ và Trí Siêu thành án tù 20 năm.
Ngày 3/8/1998, tổ chức Human Rights Watch đã trao tặng giải thưởng về nhân quyền Hellmann-Hamett Award cho Đại đức Tuệ Sỹ và 7 nhân vật khác từ Việt Nam, gồm Đại đức Thích Trí Siêu, các nhà văn Hoàng Tiến, Lữ Phương, Nguyễn Ngọc Tần, Phạm Thái Thủy và 2 nhân vật khác được giấu tên.
Ngày 1/9/1998, Đại đức Tuệ Sỹ được thả tự do từ trại Ba Sao, Nam Hà.
Trước khi trả tự do, công an ra điều kiện buộc Thầy phải ký vào đơn xin khoan hồng gửi Chủ tịch nước Trần Đức Lương. Thầy từ chối và nói “Chúng tôi đã không công nhận giá trị của phiên tòa này, tính pháp lý của bản án này, các ông không có quyền giam giữ chúng tôi thì sao lại có quyền khoan hồng hay ân xá chúng tôi?” Sau đó Thầy bắt đầu tuyệt thực. Sau 14 ngày tuyệt thực, nhà cầm quyền Việt Nam đã buộc phải trả tự do cho Thầy.
Tháng 4 năm 1999, Hòa thượng Thích Quảng Độ, Viện trưởng Viện Hoá Đạo, đề cử Thượng toạ Tuệ Sỹ giữ trách vụ Tổng thư ký Viện Hoá Đạo, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.
Ngày 1/10/2003, tại Đại hội Bất thường của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất diễn ra tại Tu viện Nguyên Thiều, Bình Định, Thượng toạ Tuệ Sỹ được cung thỉnh làm Phó Viện trưởng Viện Hoá Đạo.
Ngày 12/05/2019, Đức Đệ ngũ Tăng thống, Hoà thượng Thích Quảng Độ cung thỉnh Hoà thượng Tuệ Sỹ vào hàng Trưởng lão Hội đồng Giáo phẩm Trung ương của Viện Tăng Thống.
Ngày 24/05/2019, Hoà thượng Thích Quảng Độ đã ban hành quyết định thỉnh cử Hòa thượng Tuệ Sỹ thay thế Đức Tăng thống, đang lâm trọng bệnh, để lãnh đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất ở vị trí Xử lý Thường vụ Viện Tăng thống.
Ngày 20/04/2020, nhân lễ chung thất của Hòa thượng Thích Quảng Độ, Hòa thượng Tuệ Sỹ phụng thừa Quyết định Ủy thác Quyền Điều hành, trở thành Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.
Ngày 21/08/2022, tại lễ phát nguyện và suy tôn Hội đồng Giáo phẩm Trung ương cử hành tại chùa Phật Ân, Đồng Nai, Hòa thượng Tuệ Sỹ được suy cử làm Chánh Thư ký kiêm Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Ngày 22/8/2022, buổi lễ chính thức trao truyền Di chúc, ấn tín, và khai ấn, được cử hành tại Tổ đường Từ Hiếu, Sài Gòn.
Trưởng Lão Hòa Thượng THÍCH TUỆ SỸ,
Húy thượng NGUYÊN hạ CHỨNG, đời thứ 44 Dòng Lâm Tế Chánh Tông và đời thứ 10 Thiền Phái Liễu Quán,
Chánh Thư Ký kiêm Xử Lý Thường Vụ Viện Tăng Thống GHPGVNTN, Chủ Tịch Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời, Cố Vấn Hội Đồng Hoằng Pháp GHPGVNTN,
đã thuận thế vô thường thâu thần thị tịch tại Chùa Phật Ân, Huyện Long Thành, Tỉnh Đồng Nai, Việt Nam, vào lúc 16:00 giờ, ngày 24 tháng 11 năm 2023, nhằm ngày 12 tháng 10 năm Quý Mão, trụ thế 79 năm, Giới lạp 46.
Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư
A Di Đà Phật.
Cố Hoà thượng Thích Tuệ Sỹ, thế danh Phạm Văn Thương, sinh ngày 5/4/1945 (tuy nhiên trong giấy khai sanh ghi ngày 15/2/1945) tại tỉnh Paksé, Lào. Gia đình Hoà thượng có nguyên quán tại Quảng Bình, Việt Nam.
Vì mến một cảnh chùa, năm 7 tuổi, thầy được cha mẹ cho phép vào chùa làm chú điệu. Khi lên 9 tuổi, 1954, thầy được thế phát xuất gia.
Năm 1960, sau lời khuyên từ Thầy trụ trì nên về Việt Nam để rộng đường tu học, Thầy Tuệ Sỹ, 15 tuổi, đã rời xa gia đình, một mình trở về quê nhà. Rong ruổi lang thang khắp các tỉnh thành miền Nam. Thầy sống tự lập và tá túc tại các tự viện lớn nhỏ trải dài từ Huế đến Nha Trang, Sài Gòn, Tiền Giang và nhiều tỉnh thành khác.
Năm 1964, Thầy Tuệ Sỹ tốt nghiệp Viện Cao đẳng Phật học, và đến năm 1965, Thầy tốt nghiệp Viện Đại học Vạn Hạnh, phân khoa Phật học.
Ở tuổi 25, với nhiều công trình nghiên cứu và khảo luận triết học, Đại đức Tuệ Sỹ được đặc cách bổ nhiệm làm Giáo sư thực thụ Viện Đại học Vạn Hạnh từ năm 1970. Cùng lúc, Thầy giữ vai trò Chủ bút tạp chí Tư Tưởng của Viện Đại học Vạn Hạnh.
Từ năm 1973, Đại đức Tuệ Sỹ rời Sài Gòn về Nha Trang. Trong thời gian này, Thầy góp phần thành lập Viện Cao đẳng Phật học Hải Đức.
Một số thi phẩm Thầy sáng tác trong giai đoạn này: Những năm anh đi, Luống cải chân đồi, và Tự tình.
Sau ngày 30/4/1975, Phật học viện Trung phần bị buộc đóng cửa. Thầy đã lui về ẩn cư tại một miếng rẫy chùa ở ven rừng Vạn Giã, cách Nha Trang 60 cây số.
Năm 1977, Thầy trở vô Sài Gòn, lánh nạn tại chùa Tập Thành, quận Bình Thạnh.
Đầu năm 1978, Đại đức Tuệ Sỹ bị nhà cầm quyền Việt Nam bắt giam với tội danh “cư trú bất hợp pháp”. Thầy bị nhà cầm quyền bỏ bỏ tù hơn 3 năm.
Thầy thọ Cụ túc giới tại Tu viện Quảng Hương Già Lam vào năm 1982.
Ngày 1/4/1984, nhà cầm quyền Việt Nam bố ráp nhiều cơ sở Phật giáo, bắt Đại đức Tuệ Sỹ, Đại đức Trí Siêu (Giáo sư Lê Mạnh Thát) cùng nhiều vị tăng ni khác. Với những cáo buộc các tăng ni hoạt động “lật đổ chính quyền”.
Sau 4 năm giam giữ, ngày 28/9/1988, Tòa án Nhân dân Thành phố HCM mở phiên toà xét xử các vị tăng ni với tội danh cáo buộc “tổ chức Lực Lượng Việt Nam Tự Do lật đổ chính quyền.” Ngày 1/10/1988 Toà án Cộng sản tuyên án tử hình hai Đại đức Tuệ Sỹ và Trí Siêu và những án tù nhiều năm với các vị tăng ni khác.
Cương quyết không xin ân xá, Đại đức Tuệ Sỹ tuyên bố “Lập trường của chúng tôi là lập trường của Phật giáo và Đại khối Dân tộc.” Đại đức Trí Siêu đã khẳng định trước tòa “Chúng tôi tranh đấu cho Tự do, Nhân quyền, cho cơm no áo ấm của đồng bào. Chúng tôi không cần xin một sự khoan hồng nào cả.”
Sau nhiều cuộc vận động và áp lực từ các tổ chức Phật giáo, cộng đồng tại hải ngoại và các tổ chức nhân quyền quốc tế như Amnesty International, vào tháng 11 năm 1988, nhà nước Việt Nam đã giảm bản án tử hình của hai Đại đức Tuệ Sỹ và Trí Siêu thành án tù 20 năm.
Ngày 3/8/1998, tổ chức Human Rights Watch đã trao tặng giải thưởng về nhân quyền Hellmann-Hamett Award cho Đại đức Tuệ Sỹ và 7 nhân vật khác từ Việt Nam, gồm Đại đức Thích Trí Siêu, các nhà văn Hoàng Tiến, Lữ Phương, Nguyễn Ngọc Tần, Phạm Thái Thủy và 2 nhân vật khác được giấu tên.
Ngày 1/9/1998, Đại đức Tuệ Sỹ được thả tự do từ trại Ba Sao, Nam Hà.
Trước khi trả tự do, công an ra điều kiện buộc Thầy phải ký vào đơn xin khoan hồng gửi Chủ tịch nước Trần Đức Lương. Thầy từ chối và nói “Chúng tôi đã không công nhận giá trị của phiên tòa này, tính pháp lý của bản án này, các ông không có quyền giam giữ chúng tôi thì sao lại có quyền khoan hồng hay ân xá chúng tôi?” Sau đó Thầy bắt đầu tuyệt thực. Sau 14 ngày tuyệt thực, nhà cầm quyền Việt Nam đã buộc phải trả tự do cho Thầy.
Tháng 4 năm 1999, Hòa thượng Thích Quảng Độ, Viện trưởng Viện Hoá Đạo, đề cử Thượng toạ Tuệ Sỹ giữ trách vụ Tổng thư ký Viện Hoá Đạo, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.
Ngày 1/10/2003, tại Đại hội Bất thường của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất diễn ra tại Tu viện Nguyên Thiều, Bình Định, Thượng toạ Tuệ Sỹ được cung thỉnh làm Phó Viện trưởng Viện Hoá Đạo.
Ngày 12/05/2019, Đức Đệ ngũ Tăng thống, Hoà thượng Thích Quảng Độ cung thỉnh Hoà thượng Tuệ Sỹ vào hàng Trưởng lão Hội đồng Giáo phẩm Trung ương của Viện Tăng Thống.
Ngày 24/05/2019, Hoà thượng Thích Quảng Độ đã ban hành quyết định thỉnh cử Hòa thượng Tuệ Sỹ thay thế Đức Tăng thống, đang lâm trọng bệnh, để lãnh đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất ở vị trí Xử lý Thường vụ Viện Tăng thống.
Ngày 20/04/2020, nhân lễ chung thất của Hòa thượng Thích Quảng Độ, Hòa thượng Tuệ Sỹ phụng thừa Quyết định Ủy thác Quyền Điều hành, trở thành Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.
Ngày 21/08/2022, tại lễ phát nguyện và suy tôn Hội đồng Giáo phẩm Trung ương cử hành tại chùa Phật Ân, Đồng Nai, Hòa thượng Tuệ Sỹ được suy cử làm Chánh Thư ký kiêm Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Ngày 22/8/2022, buổi lễ chính thức trao truyền Di chúc, ấn tín, và khai ấn, được cử hành tại Tổ đường Từ Hiếu, Sài Gòn.
Trưởng Lão Hòa Thượng THÍCH TUỆ SỸ,
Húy thượng NGUYÊN hạ CHỨNG, đời thứ 44 Dòng Lâm Tế Chánh Tông và đời thứ 10 Thiền Phái Liễu Quán,
Chánh Thư Ký kiêm Xử Lý Thường Vụ Viện Tăng Thống GHPGVNTN, Chủ Tịch Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời, Cố Vấn Hội Đồng Hoằng Pháp GHPGVNTN,
đã thuận thế vô thường thâu thần thị tịch tại Chùa Phật Ân, Huyện Long Thành, Tỉnh Đồng Nai, Việt Nam, vào lúc 16:00 giờ, ngày 24 tháng 11 năm 2023, nhằm ngày 12 tháng 10 năm Quý Mão, trụ thế 79 năm, Giới lạp 46.
Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư
A Di Đà Phật.